Home Thông tin du lịch Tin tức du lịch Vùng đất Hoàng Su Phì nên thơ tại Hà Giang

Vùng đất Hoàng Su Phì nên thơ tại Hà Giang

0

[ad_1]

Vùng đất Hoàng Su Phì nên thơ tại Hà Giang

Đôi nét cơ bản về Hoàng Su Phì

Là vùng đất địa đầu Tổ quốc, Hà Giang từ lâu đã là một vùng đất vô cùng được ưa thích đối với những du khách đam mê du lịch trải nghiệm. Một vài năm gần đây, do sự phát triển về hạ tầng giao thông cũng như các dịch vụ, cơ sở vật chất được đầu tư nên du lịch Hà Giang càng được phổ biến rộng rãi. Đến với Hà Giang du khách không chỉ được ngắm hoa nở quanh năm với các màu sắc diệu kỳ mà còn được ghé thăm một địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến với vùng đất này đó chính là Hoàng Su Phì.

Đèo Mã Pì Lèng- Con Đường Hạnh Phúc.

Cảnh sắc núi rừng tại Hà Giang

Đến với Hoàng Su Phì, điều đầu tiên gây ấn tượng mạnh mẽ với du khách đó là không gian mênh mang. Mở ra trước mắt với những dãy núi trùng điệp của dãy Tây Côn Lĩnh ẩn mình trong sương. Những cánh rừng nguyên sinh nằm sen kẽ giữa những nhánh sông suối đầu nguồn sông Chảy và sông Bạc. Nương chè san tuyết cổ thụ, những thửa ruộng bậc thang bạt ngàn trên các sườn núi. Là một huyện miền núi nằm ở phía Tây của mảnh đất địa đầu Hà Giang, Hoàng Su Phì có diện tích là 633,42 km². Tại đây có 12 dân tộc sinh sống với dân số vào khoảng 71.000 người. Một phần ba dân số của huyện sống trên vùng cao nên cuộc sống rất khó khăn. Khi những thửa ruộng bậc thang ở Y Tý, ở Mù Cang Chải đã lặng lẽ thu về vẻ đẹp kiều diễm của mình, thì tại Hoàng Su Phì những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ uốn lượn phủ một màu vàng tạo nên một vẻ đẹp ngỡ ngàng – mùa vàng lộng lẫy cuối cùng trên cung đường du ngoạn khắp các tỉnh thành phía Bắc.

Hoang-su-phi-ha-giang33

Lúa chín tại Hoàng Su Phì

Thời điểm lý tưởng để đến tham quan Hoàng Su Phì

Hoàng Su Phì là địa điểm du lịch nổi tiếng ở vùng núi cao, mùa nào cũng đẹp, mỗi mùa lại có một vẻ đẹp cuốn hút riêng. Bạn có thể du lịch tới đây bất cứ lúc nào, nhưng có một số thời điểm lý tưởng bạn nên cân nhắc để đi. Dưới đây là tổng hợp những mùa đẹp nhất trong năm tại Hà Giang để các bạn có thể chủ động lên lịch trình phù hợp:

  • Mùa xuân là thời điểm các lễ hội độc đáo của Hoàng Su Phì được tổ chức. Dịp này cũng là mùa chụp ảnh các vườn đào, lê, đồi chè.
  • Khoảng từ giữa tháng 4 đến tháng 6 là mùa cấy lúa (mùa nước đổ nổi tiếng). Đến Hoàng Su Phì dịp này sẽ được chiêm ngưỡng thắng cảnh ruộng bậc thang Hoàng Su Phì trong mùa nước đổ.
  • Từ giữa tháng 9 hàng năm là bắt đầu vào mùa lúa chín các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và ruộng bậc thang Hoàng Su Phì nói riêng. Tầm này đi Hoàng Su Phì là thích nhất, tha hồ chụp ảnh ruộng bậc thang trải dài ngút ngàn trên các sườn núi.
  • Cuối năm, khi bước sang mùa đông miền Bắc. Nếu không ngại cái lạnh, các bạn có thể lên Hoàng Su Phì khám phá Tây Côn Lĩnh, Chiêu Lầu Thi để săn mây, săn tuyết.

Hoàng Su Phì mùa nước đổ

Giá vé tham quan tại Hoàng Su Phì

Phương tiện di chuyển từ Hà Nội – Hoàng Su Phì

  • Từ Hà Nội, bạn nên đi xe khách đêm Hà Nội – Hà Giang xuất phát từ bến xe Mỹ Đình lúc 9h tối và tới 5h sáng sẽ đến Hà Giang (Một số nhà xe uy tín là: Hải Vân, Bằng Phấn, Cầu Mè, …). Xe sẽ di chuyển trực tiếp từ Hà Nội đến thành phố Hà Giang. Lưu ý: bạn nên đi xe khách vào chuyến đêm 20h30 – 21 – 22h đêm hôm trước (thường là đêm Thứ 5 hoặc Thứ 6) để ngủ một đêm trên xe, và về vào đêm Chủ Nhật, như thế sẽ tiết kiệm được 1 đêm ở trên xe khách.
  • Các bạn có thể lựa chọn thuê xe máy ở Hà Giang, sau khi xe khách đưa các bạn tới bến xe thì nhận xe rồi từ đây di chuyển ngược lại QL2 đi đến Tân Quang thì rẽ vào đường DT177 đi Hoàng Su Phì. Có một tuyến đường khác có thể chạy xe máy tới Hoàng Su Phì là đi lên phía cửa khẩu Thanh Thủy rồi vượt Tây Côn Lĩnh để sang Hoàng Su Phì.

Bản đồ hướng dẫn di chuyển từ tp Hà Giang – Hoàng Su Phì

Địa điểm lưu trú ở Hà Giang

Khách sạn nhà nghỉ ở Hoàng Su Phì tập trung ở khu vực thị trấn Vinh Quang là chính. Nếu không quen với các hình thức du lịch cộng đồng hay lịch trình không tiện ở trong các xã xa trung tâm thì các bạn nếu có nhu cầu cứ lựa chọn.

  • HOMESTAY Ecolodge Panhou Village
    Địa chỉ: Thông Nguyên, Hoàng Su Phì, Hà Giang
  • KHÁCH SẠN Hoang Su Phi Lodge
    Địa chỉ: Thôn Nậm Hồng, Xã, Thông Nguyên, Hoàng Su Phì, Hà Giang
  • HOMESTAY Thanh Vân Homestay
    Địa chỉ: Tổ 1, Thị trấn Quang Vinh, Hoàng Su Phì, Hà Giang

Các địa điểm nên tham quan trải nghiệm tại Hoàng Su Phì

Ruộng bậc thang

Chẳng nổi danh như những người anh em khác trên mảnh đất cao nguyên trập trùng xứ Tây Bắc, những thửa ruộng bậc thangHoàng Su Phì lại mang một vẻ đẹp rất riêng. Đưa đến cho người lữ khách những góc nhìn đầy mới lại, kỳ vĩ, bao la những cũng đong đầy vẻ thơ mộng, trữ tình. Ruộng bậc thang có hầu hết khắp các xã trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì. Nhưng tập trung nhiều và đẹp nhất phải kể đến các Bản: Bản Luốc, Bản Phùng, Thông Nguyên, Hồ Thầu, Nậm Ty, Sán Sả Hồ với tổng diện tích gần 765 ha. Cây lúa tại Hoàng Su Phì thân dài hơn so với Mù Căng Chải và các thửa ruộng bậc thang cũng ở cao hơn.

Cảnh sắc tuyệt đẹp của Hoàng su Phì mùa lúa chín

Vậy nên mỗi lúc tháng 10 về, người ta lại dập dìu kéo nhau tìm về nơi ấy, để thỏa nỗi niềm mong ước bấy lâu. Đứng trước khung cảnh bao la, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi ngắm nhìn hàng nghìn thửa ruộng bậc thang trải đều tít tắp, uốn lượn quanh những sườn đồi, lưng núi. Những làn mây, tia nắng ở đây như tô điểm thêm cho bức tranh mùa vàng. Hương lúa mới thoang thoảng làm ấm lòng dân bản. Ngoài chụp ảnh và ngắm cảnh, du khách đến nơi đây thời điểm này có thể tham gia các hoạt động trải nghiệm như bắt cá chép ruộng, gặt lúa và làm cốm. Ngoài ra, bạn còn có thể xem các lễ thức liên quan đến tín ngưỡng nông nghiệp như lễ cúng cơm mới và lễ đóng kho của người dân địa phương.

Bắt cá chép tại ruông lúa chín

Bắt cá chép tại ruông lúa chín Hoàng Su Phì

Hoa Tam giác mạch

Tam giác mạch là loài hoa đặc trưng của xứ đá tai mèo với vẻ đẹp miên man, hoang dại, hàng năm thu hút lượng lớn khách du lịch đến với Cao nguyên đá. Những năm gần đây, hoa tam giác mạch còn được trồng trên chính những thửa ruộng bậc thang tại 2 huyện phía Tây của tỉnh là Hoàng Su Phì và Xín Mần. Lên Hoàng Su Phì vào thời điểm cuối thu, sau khi những thửa ruộng bậc thang được thu hoạch xong thì cũng là lúc màu vàng của lúa được thay thế bằng sắc màu say đắm của những bông hoa tam giác mạch.

Hoa tam giác mạch Hoàng Su Phì

Tây Côn Lĩnh

Tây Côn Lĩnh là một đỉnh núi trên khối núi thượng nguồn sông Chảy ở phía tây tỉnh Hà Giang. Dãy núi Tây Côn Lĩnh trải dải trên hai huyện Hoàng Su Phì và Vị Xuyên, cách thị xã Hà Giang 46 km. Với độ cao 2419 m, đây là đỉnh cao nhất vùng Đông Bắc Việt Nam và là một trong những đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Trên đỉnh núi có mốc trắc địa. Dưới chân núi là rừng nguyên sinh á nhiệt đới còn được bảo tồn. Tây Côn Lĩnh được coi là dãy núi thiêng của người dân tộc La Chí.

Khung cảnh tuyệt đẹp ở núi Tây Côn Lĩnh – Hà Giang

Đỉnh núi Chiêu Lầu Thi

Chiêu Lầu Thi được gọi theo tiếng địa phương tức là Chín tầng thang, nằm cách trung tâm huyện lỵ Hoàng Su Phì 42km. Đây là một trong những núi cao thuộc dãy Tây Côn Lĩnh nằm trên địa bàn xã Hồ Thầu huyện Hoàng Su Phì và có vị trí giáp ranh 2 xã Ngán Chiên, Thu Tà của huyện Xín Mần, điểm cao nhất của ngọn núi có cao độ 2.402 m so với mực nước biển. Đây là một trong những đỉnh núi cao nhất nhì vùng đông bắc nước ta.

Thôn Nậm Hồng, Thông Nguyên

Nằm cách trung tâm huyện Hoàng Su Phì khoảng 40 km, thôn Nậm Hồng, xã Thông Nguyên là nơi sinh sống của 37 hộ đồng bào dân tộc Dao đỏ. Nơi đây có những thửa ruộng bậc thang trải dài trên các sườn đồi đã được công nhận danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia. Bên cạnh đó là vùng chè Shan tuyết cổ thụ Phìn Hồ cùng với những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Dao.

Người dân thu hoạch chè Shan tuyết nổi tiếng

Chợ phiên Hoàng Su Phì

Nằm dưới chân đỉnh Tây Côn Lĩnh hùng vĩ, chợ phiên Hoàng Su Phì họp vào ngày Chủ nhật hàng tuần. Hàng hóa trao đổi là những vật phẩm trong sinh hoạt hàng ngày như rau quả, vải vóc, chỉ thêu, vật dụng làm nương rẫy. Không sầm uất như chợ dưới xuôi, việc trao đổi mua bán ở đây diễn ra khá đơn giản để nhanh chóng nhường chỗ cho phần giao lưu tinh thần. Dăm ba quả trứng, vài chai mật ong, mấy trái su su… đổi lấy túi mì chính, quả pin, cái ô, ít chỉ khâu… Nhưng chợ phiên vùng cao lại thấm đậm tình người, bởi đến chợ chỉ là cái cớ để trai gái được gặp nhau, được ngắm nhìn, được khoe những bộ váy áo đẹp nhất.

Chợ phiên Hoàng Su Phì

Khu mộ cổ của dân tộc La Chí

Hiện nay, trên các sườn núi thuộc địa bàn xã Bản Phùng, Bản Máy huyện Hoàng Su Phì và xã Bản Díu huyện Xín Mần hiện vẫn tồn tại hàng trăm ngôi mộ cổ nằm rải rác theo một đường vòng cung trong một khu vực hàng ngàn km2 theo sườn núi với kích cỡ mỗi ngôi cao khoảng 1,5 mét, rộng từ 15 – 25 mét vuông, cá biệt có ngôi có chu vi hơn 70m, cao trên 6m, trải qua hàng trăm năm, những ngôi mộ này vẫn không hề bị mưa nắng mài mòn. Tương truyền, đây là những ngôi mộ giả của Hoàng Vần Thùng (Tức Hoàng Văn Đồng) là một Thổ tù người địa phương trong thời Nguyễn. Đồn Pố Lũng

Đồn Pố Lũng thị trấn Vinh Quang hay còn gọi là Bốt Pháp – theo cách gọi của người dân địa phương được người Pháp xây dựng từ những năm cuối thế kỷ XIX. Đây là quần thể kiến trúc quân sự gồm hầm hào, lô cốt, sân bay liên hoàn trên một ngọn đồi phía đông thị trấn Vinh Quang của huyện Hoàng Su Phì.

Đền Suối Thầu

Theo bút tích được ghi trên nó ngôi đền cho thấy ngôi đền được xây dựng từ năm thứ 3 đời Minh Mạng (1793). Đền tọa lạc trên sườn một quả núi thuộc thôn Suối Thầu xã Bản Luốc, xung quanh có những thửa ruộng bậc thang bạt ngàn uốn lượn. Người dân nơi đây coi đó là một chốn thiêng liêng là nơi thờ tự các vị thần vốn tồn tại trong dân gian như: Ngọc Hoàng, thần nông, thần rừng, thần đất, Thiên lôi, Bà mụ…

Đền Vinh Quang

Đền Vinh Quang nằm tại trung tâm thị trấn Vinh Quang huyện Hoàng Su Phì, được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIX. Bên cạnh việc thờ một số vị thần thánh khác theo tín ngưỡng tâm linh của người dân địa phương thì đền Vinh Quang còn thờ Hoàng Văn Đăng là Chánh tổng của Hoàng Su Phì.

Đặc sản không nên bỏ qua tại Hà Giang

Thịt chuột Hoàng Su Phì

Ẩm thực Hoàng Su Phì nổi tiếng với một món ăn mà mới nghe tên thôi nhiều người đã cảm thấy sởn gai ốc, đó là món thịt chuột của người dân tộc La Chí. Nếu người kinh coi thịt lợn là món ăn hàng ngày thì với người La Chí, đó là thịt chuột. Họ có thể chế biến chuột thành nhiều món thơm ngon như nướng, xào và gác bếp. Chắc chắn sẽ rất ít người có đủ can đảm để thử món ăn độc đáo này nhưng những ai đã một lần nếm qua thì cũng đều nhận xét “chưa thử thịt chuột là một thiếu sót lớn khi du lịch Hoàng Su Phì”.

 

Thịt chuột Hoàng Su Phì

Bánh cuốn Đồng Văn

Bánh cuốn Đồng Văn là 1 món điểm tâm sáng hấp dẫn thực khách. Bánh được tráng mỏng, mềm, nhân bánh làm từ thịt và mộc nhĩ. Khác với dưới xuôi, bánh cuốn ở Đồng Văn được ăn kèm với nước canh ninh bởi xương lợn đậm vị.

Xôi ngũ sắc

Xôi ngũ sắc là 1 món ăn truyền thống của người Tày thường có trong các ngày lễ hội. Món xôi này có 5 màu: đỏ, xanh, màu trắng, tím và vàng tượng trưng cho 5 hành. Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc gồm: Gạo nếp thơm dẻo, hạt đều không lẫn tẻ, trộn với các loại lá cây rừng để nhuộm màu. Màu đỏ dùng quả gấc, lá cơm đỏ. Màu xanh dùng lá gừng, lá cơm xôi xanh, hoặc vỏ bưởi, vỏ măng đắng, đốt lấy tro ngâm với nước có pha chút vôi. Màu vàng dùng củ nghệ già giã lấy nước. Màu tím dùng lá cơm đen, hoặc lá cây sau…

Xôi ngũ sắc Hà Giang

Cháo ấu tấu

Cháo ấu tẩu là 1 món ăn đặc biệt chỉ có ở Hà Giang. Vì được nấu từ củ ấu tẩu nên loại cháo này có vị bùi, béo và hơi đắng 1 chút. Tuy nhiên vị đắng này hòa quyện với vị ngọt của nước xương, thơm ngậy của trứng lại tạo nên 1 hương vị riêng, lạ miệng. Không chỉ là món ăn, cháo ấu tẩu còn tốt cho sức khỏe, giúp bồi bổ xương khớp và ngủ ngon hơn.

Cháo Ấu Tấu đặc sản của Hà Giang

Cơm Lam Bắc Mê

Cơm lam Bắc Mê là món ăn giản dị của Hà Giang rất được lòng du khách. Hương vị đặc biệt của cơm đến từ mùi thơm gạo nếp nương hòa quyện với mùi lá dong và lá chuối nướng. Thường thì người dân Đồng Văn sẽ ăn cơm lam Bắc Mê cùng với muối lạc hoặc muối vừng, cá suối nướng.

Thắng Cố

Thắng cố là món ăn dân dã, truyền thống lâu đời của người Mông trong các ngày trọng đại. Tại những chợ phiên, nơi bán thắng cô luôn là nơi tập trung đông nhất từ già, trẻ, trai, gái cùng ngồi quây quần bên nhau cùng thưởng thức. Thắng cố nghĩa là canh thịt, món ăn được chế biến từ thịt: bò, trâu, ngựa và cả thịt lợn. Tất cả các bộ phận của con vật, gồm: lòng, tim, gan, phổi, tiết, thịt… đến xương đều được cho vào chảo nước ninh nhừ cùng các loại gia vị như: thảo quả, quế, hồi…

Nồi thắng cố đặc sản Hà Giang

Thắng cố luôn có một mùi đặc trưng ngai ngái của ruột non trâu, bò, dê để nguyên các thứ bên trong thì thắng cố mới ngon đúng vị. Vì vậy nhiều người cũng chỉ dám xem Thắng cố chứ chưa chắc đủ can đảm nếm thử. Nhưng cũng chính bởi cái mùi ngai ngái đó quyện với các gia vị Thảo quả, hoa Hồi, quế… Đã tạo nên một hương vị rất lạ với người vùng xuôi nhưng khi đã ăn một lần thì sẽ muốn ăn tiếp khi có dịp quay lại chợ phiên của các huyện vùng cao Hà Giang.

Ngoài ra Đồng văn còn có câc đặ sản khác như: Thịt trâu, Lạp xưởng gác bếp, Mèn mén, Bánh chưng gù,…

Tham khảo một số tour du lịch Hà Giang xuất phát từ Hà Nội

Smile Travel hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn.

Chúc các bạn có một chuyến trải nghiệm Hoàng Su Phì thật vui vẻ và ý nghĩa!

SMILE TRAVEL Co.,LTD
? Văn phòng GD: Số 4 Ngõ 266 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, HN.
? E-mail: info@smiletravel.com.vn ? Tel:  024.66.86.62.87
? Hotline tư vấn 24/7: 0️869 167 868
? Dịch Tour: 0865 283 168 – 0865 238 168
? Dịch Visa:  0988 989 973 – 0865 382 168
? Website: www.smiletravel.com.vn or www.tourduthuyenhalong.vn

[ad_2]

Source link