[ad_1]
Chợ tình Khau Vai nổi tiếng tại Hà Giang
Đôi nét về chợ tình Khau Vại
Hà Giang một địa điểm du lịch ở vùng Tây Bắc không thể bỏ qua nơi có những ngọn núi đá cao, sông suối. Đây được coi là điểm đến mang sắc thái của miền sông nước núi rừng trùng điệp như một bức tranh thủy mặc. Du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi lạc mình giữa chốn thiên nhiên kỳ thú khi đến với Hà Giang. Đến du lịch Hà Giang du khách không nên bỏ lỡ chợ tình Khau Vai nổi tiếng, hàng năm chợ chỉ họp một lần vào ngày 27 tháng 3 âm lịch. Tên gọi “Khau Vai” theo tiếng Tày – Nùng có nghĩa là “đèo gai”, tuy nhiên nhiều văn liệu đã ghi thành “Khâu Vai”. Du khách có khi gọi chợ là chợ Phong Lưu. Chợ đã có từ gần 100 năm nay.
Thời điểm lý tưởng để đến tham quan chợ Khau Vai
Chợ Khau Vai chỉ họp duy nhất 1 lần trong năm đó là vào ngày 27/03 âm lịch, khi bạn đến Hà Giang vào thời điểm này có thể trải nghiệm mùa hoa gạo đỏ rực đất trời ( tháng 3 – 4) và mùa nước đổ mênh mông tại các ruộng bậc thang (tháng 4 – 5)
Giá vé tham quan tại chợ tình Khau Vại
- Không mất vé tham quan
Phương tiện di chuyển từ Hà Nội – chợ tình Khau Vại
Từ Hà Nội, bạn nên đi xe khách đêm Hà Nội – Hà Giang xuất phát từ bến xe Mỹ Đình lúc 9h tối và tới 5h sáng sẽ đến Hà Giang (Một số nhà xe uy tín là: Hải Vân, Bằng Phấn, Cầu Mè, …). Xe sẽ di chuyển trực tiếp từ Hà Nội đến thành phố Hà Giang.
Lưu ý: bạn nên đi xe khách vào chuyến đêm 20h30 – 21 – 22h đêm hôm trước (thường là đêm Thứ 5 hoặc Thứ 6) để ngủ một đêm trên xe, và về vào đêm Chủ Nhật, như thế sẽ tiết kiệm được 1 đêm ở trên xe khách.
Đi từ Hà Giang lên Đồng Văn
Thông thường du khách đi du lịch Hà Giang thường lựa chọn đi xe khách lên Hà Giang từ đêm hôm trước, ngủ đêm trên xe, đến khoảng 5h sáng hôm sau thì lên tới Tp Hà Giang.
Khi đến Tp Hà Giang các bạn ăn sáng, rồi thuê xe máy đi 1 vòng từ Tp Hà Giang lên Đồng Văn, Mèo Vạc, Cột cờ Lũng Cú, quay về Yên Minh rồi quay trở lại tp Hà Giang vì quãng đường từ Hà Giang lên Đồng Văn bạn sẽ đi qua hầu hết các điểm du lịch đẹp nhất ở Hà Giang.
Bạn cũng có thể thuê xe khách đi đoàn đông từ Hà Nội lên thẳng Đồng Văn (nghỉ ăn trưa ở Tp Hà Giang) nhưng như thế sẽ bở lỡ rất nhiều thắng cảnh đẹp của Hà Giang trên đường đi
Địa điểm lưu trú ở Hà Giang
Nhà nghỉ ở Hà Giang rất phong phú, giá cả từ 150.000 – 500.000 đồng/ngày.
Các khách sạn ở Hà Giang uy tín: Khách sạn Huy Hoàn, Khách sạn Công Đoàn, Khách sạn Khánh Linh, Khách sạn Lâm Tùng…
Nguồn gốc chợ tình Khau Vai
Sự tích chợ tình bắt nguồn từ truyền thuyết về chàng Ba, cô Út. Chàng Ba người dân tộc Nùng, nhà ở Khau Vai, khôi ngô tuấn tú, hát hay, thổi sáo giỏi nhưng nhà nghèo. Cô Út xinh đẹp là con một tộc trưởng người Giáy. Hai người yêu nhau nhưng gia đình cô Út không đồng ý vì chàng nghèo và khác dân tộc không cùng con ma, không cùng phong tục tập quán; con trai người Nùng không thể lấy con gái người Giáy làm vợ.
Chàng và nàng trốn nhà đưa nhau lên hang núi Khau Vai sống. Gia đình, họ tộc cô gái vác súng kíp, cung nỏ sang nhà trai chửi mắng chàng Út phá lệ đưa cô gái ra rừng. Gia đình chàng trai cũng mang gậy gộc, súng, dao ra chửi bới nhà gái. Từ hang núi nhìn xuống cảnh máu chảy, đâm chém nhau giữa hai họ. Thương cha, thương mẹ, thương dân bản hai làng bỗng trở nên thù hận nhau chỉ vì tình yêu của mình nên chàng trai và cô gái chia tay nhau về làng, thề kiếp sau sẽ thành vợ thành chồng. Ngày họ chia tay là ngày 27/3, người dân trong vùng lấy ngày đó làm ngày họp chợ.
Khi đôi trai gái chia tay nhau, họ đã cắt máu thề: Dù không lấy được nhau nhưng mỗi năm, cứ đến ngày 27/3 họ lại lên Khau Vai hát cho nhau nghe, kể với nhau những thầm kín ấp ủ trong lòng trong suốt một năm xa nhau. Họ tâm tình, ca hát hết đêm rồi đến hết đêm hôm sau rồi lại trở về với cuộc sống ngày thường. Ngày cuối cùng của cuộc đời, họ lại đến với nhau. Họ tìm đến gốc cây rừng và ngồi bên hòn đá thề năm xưa, ôm chặt nhau cùng đi vào cõi vĩnh hằng. Họ ra đi cũng đúng vào ngày 27/3- ngày mà năm nào họ quyết định chia tay. Dân làng đã dựng hai miếu thờ là “miếu Bà” và “miếu Ông” ngay chính nơi họ mất để tưởng nhớ về mối tình trai gái.
Trải nghiệm phiên chợ tình Khau Vai
Lúc đầu chợ gần như không có người bán, người mua hàng hóa đúng nghĩa mà chỉ có một số người bán đồ ăn uống phục vụ cho những người về đây họp chợ. Vì đây là địa điểm để người ta tìm đến nhau, sau một năm (cũng có thể là nhiều năm) xa cách, chủ yếu là những người có mối tình trắc trở, yêu thương nhau thực sự, nhưng vì một lý do nào đó không lấy được nhau, nay mỗi người đều có duyên phận riêng của mình. Đúng ngày này, họ hẹn nhau về đây để tâm sự, thông báo cho nhau cuộc sống riêng của mỗi người, ôn lại những tình cảm xưa. Có rất nhiều đôi vợ chồng cùng nhau đến chợ; đến nơi, vợ đi tìm bạn của vợ, chồng đi tìm bạn của chồng. Họ không ghen tuông, không bực bội, mà tôn trọng nhau, tôn trọng bạn của vợ, của chồng mình. Họ coi đó là sự linh thiêng, là bổn phận và trách nhiệm trước cuộc sống tinh thần của người bạn đời
Những người ở bản xa đến chợ từ chiều hôm trước, họ tìm đến ngủ trọ ở nhà người quen ở gần chợ, đôi bạn tìm thấy nhau có thể ngồi tâm sự với nhau suốt đêm 26, cả ngày 27/3, họ mời nhau uống rượu, ăn cơm nắm, cơm lam, các loại bánh (tất cả đồ ăn, đồ uống được mang từ nhà đến chợ) tình cảm của họ hoàn toàn trong sáng. Nếu một trong hai người có sự sàm sỡ thì người kia coi là bị xúc phạm, bị bạn tình coi thường, tình cảm sẽ bị rạn nứt và không bao giờ gặp lại nhau nữa. Chiều ngày 27/3 chợ tan, đôi bạn tình bịn rịn chia tay hẹn gặp lại vào phiên chợ năm sau.
Trước đây chợ tình Khau Vai Hà Giang là chợ của những mối tình trắc trở. Từ năm 1991 trở lại đây đến chợ có nhiều thanh niên nam, nữ các dân tộc trong vùng đến chợ để vui xuân và cũng để tìm bạn tình, nhiều đôi đã nên vợ nên chồng trong dịp đi chợ tình Khâu Vai.
Lễ hội chợ tình Khau Vai
Phần lễ
Dâng lễ lên miếu ông, miếu bà, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” nhớ công lao những người đã có công khai thác vùng đất Khâu Vai. Tôn vinh sự thuỷ chung trong sáng của tình yêu đôi lứa. Chủ lễ là già làng trong xã cùng đại diện chính quyền dâng hương xin phép được tổ chức lễ hội.
Phần hội
Sau khi lễ dâng hương, cúng lễ kết thúc, chủ lễ tuyên bố khai hội lúc này các hoạt động văn hoá, thể thao truyền thống được các thanh niên nam nữ cùng nhau trổ tài.
Đặc sản không nên bỏ qua tại Hà Giang
Bánh cuốn Đồng Văn
Bánh cuốn Đồng Văn là 1 món điểm tâm sáng hấp dẫn thực khách. Bánh được tráng mỏng, mềm, nhân bánh làm từ thịt và mộc nhĩ. Khác với dưới xuôi, bánh cuốn ở Đồng Văn được ăn kèm với nước canh ninh bởi xương lợn đậm vị.
Xôi ngũ sắc
Xôi ngũ sắc là 1 món ăn truyền thống của người Tày thường có trong các ngày lễ hội. Món xôi này có 5 màu: đỏ, xanh, màu trắng, tím và vàng tượng trưng cho 5 hành. Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc gồm: Gạo nếp thơm dẻo, hạt đều không lẫn tẻ, trộn với các loại lá cây rừng để nhuộm màu. Màu đỏ dùng quả gấc, lá cơm đỏ. Màu xanh dùng lá gừng, lá cơm xôi xanh, hoặc vỏ bưởi, vỏ măng đắng, đốt lấy tro ngâm với nước có pha chút vôi. Màu vàng dùng củ nghệ già giã lấy nước. Màu tím dùng lá cơm đen, hoặc lá cây sau…
Cháo ấu tấu
Cháo ấu tẩu là 1 món ăn đặc biệt chỉ có ở Hà Giang. Vì được nấu từ củ ấu tẩu nên loại cháo này có vị bùi, béo và hơi đắng 1 chút. Tuy nhiên vị đắng này hòa quyện với vị ngọt của nước xương, thơm ngậy của trứng lại tạo nên 1 hương vị riêng, lạ miệng. Không chỉ là món ăn, cháo ấu tẩu còn tốt cho sức khỏe, giúp bồi bổ xương khớp và ngủ ngon hơn.
Cơm Lam Bắc Mê
Cơm lam Bắc Mê là món ăn giản dị của Hà Giang rất được lòng du khách. Hương vị đặc biệt của cơm đến từ mùi thơm gạo nếp nương hòa quyện với mùi lá dong và lá chuối nướng. Thường thì người dân Đồng Văn sẽ ăn cơm lam Bắc Mê cùng với muối lạc hoặc muối vừng, cá suối nướng.
Thắng Cố
Thắng cố là món ăn dân dã, truyền thống lâu đời của người Mông trong các ngày trọng đại. Tại những chợ phiên, nơi bán thắng cô luôn là nơi tập trung đông nhất từ già, trẻ, trai, gái cùng ngồi quây quần bên nhau cùng thưởng thức. Thắng cố nghĩa là canh thịt, món ăn được chế biến từ thịt: bò, trâu, ngựa và cả thịt lợn. Tất cả các bộ phận của con vật, gồm: lòng, tim, gan, phổi, tiết, thịt… đến xương đều được cho vào chảo nước ninh nhừ cùng các loại gia vị như: thảo quả, quế, hồi…
Thắng cố luôn có một mùi đặc trưng ngai ngái của ruột non trâu, bò, dê để nguyên các thứ bên trong thì thắng cố mới ngon đúng vị. Vì vậy nhiều người cũng chỉ dám xem Thắng cố chứ chưa chắc đủ can đảm nếm thử. Nhưng cũng chính bởi cái mùi ngai ngái đó quyện với các gia vị Thảo quả, hoa Hồi, quế… Đã tạo nên một hương vị rất lạ với người vùng xuôi nhưng khi đã ăn một lần thì sẽ muốn ăn tiếp khi có dịp quay lại chợ phiên của các huyện vùng cao Hà Giang.
Ngoài ra Đồng văn còn có câc đặ sản khác như: Thịt trâu, Lạp xưởng gác bếp, Mèn mén, Bánh chưng gù,…
Tham khảo một số tour du lịch Hà Giang xuất phát từ Hà Nội
Smile Travel hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn.
Chúc các bạn có một chuyến trải nghiệm chợ tình Khau Vai thật vui vẻ và ý nghĩa!
SMILE TRAVEL Co.,LTD
? Văn phòng GD: Số 4 Ngõ 266 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, HN.
? E-mail: info@smiletravel.com.vn | ? Tel: 024.66.86.62.87
? Hotline tư vấn 24/7: 0️869 167 868
? Dịch Tour: 0865 283 168 – 0865 238 168
? Dịch Visa: 0988 989 973 – 0865 382 168
? Website: www.smiletravel.com.vn or www.tourduthuyenhalong.vn
[ad_2]
Source link