Home Thông tin du lịch Tin tức du lịch Bật mí những điều ít ai biết về Chùa Đồng

Bật mí những điều ít ai biết về Chùa Đồng

20

[ad_1]

Chùa Đồng được lắp đặt trực tiếp trên non Yên Tử

Loading…

CHÙA ĐỒNG – NGÔI CHÙA ĐỒNG LỚN NHẤT VIỆT NAM

Chùa Đồng còn có tên Thiên Trúc tự (chùa Cõi Phật), chùa được tọa lạc ở đỉnh cao nhất dãy Yên Tử (1.068m) hùng vĩ với cảnh sắc mây trời mê đắm. Chùa đồng ở yên tử đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận là ngôi chùa đồng lớn nhấtnằm ở độ cao nhất cả nước ta.

Yên tử

Yên tử

Không dừng lại ở đó mà chùa Đồng đã được xếp vào hàng độc đáo có một không hai nhất trên thế giới. Cao hơn nữa ngôi chùa linh thiêng này lại được được ví như một “kỳ quan mới” tại khu danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh). Hiện nay ngôi chùa cổ kính linh thiêng này đang nắm giữ rất nhiều những kỷ lục và chưa có một ngôi chùa Việt Nam nào có thể “vượt mặt”.

Hãy cùng Smile Travel lập dở lại những kỷ lục mà không phải ai cũng biết về ngôi chùa Đồng này nhé!


1. Chùa Đồng Yên Tử xây dựng năm nào?

Đầu tiên chùa Đồng do một bà phi của chúa Trịnh dựng vào thời hậu Lê (thế kỷ 17). Ngôi chùa đặc biệt ở chỗ là đã được đúc bằng đồng khác hẳn với chất liệu gỗ lim như những ngôi chùa khác của Việt Nam lúc bấy giờ. Ở giai đoạn nguyên khởi này thì ngôi chùa chỉ là một cái khám nhỏ nhắn ngay cả một người chui không lọt.

Chùa Đồng - Yên Tử

Chùa Đồng – Yên Tử

Theo thời gian cho đến năm Canh Thân 1740, đời vua Lê Cảnh Hưng tương truyền kể lại thì có một cơn bão làm bật mái chùa. Chính vì điều này thì đã làm cho kẻ gian dỡ phần còn lại chỉ để lại dấu tích các hố cột như chôn trên mỏm đá mà thôi.

Cho đến thời điểm vào mùa Đông 1930, người xưa kể lại có bà Bùi Thị Mỹ từ chùa Long Hoa đã tái tạo và phục dựng lại chùa Đồng linh thiêng bằng bê tông cốt đồng để trên một hòn đá vuông vắn và lại như cao quá đầu người ở vị trí chùa Đồng cũ.

Vào năm 1993 thì một người tên Nguyễn Sơn Nam – Việt kiều ở Mỹ, đã cùng các phật tử ở hải ngoại phát tâm đúc lại ngôi chùa mới kiến trúc hình chữ Đinh quen thuộc trong lối kiến trúc chùa ở Việt Nam. Tuy nhiên chữ Đinh này lại được thiết kế theo dáng một bông sen nở với những cánh thắm đẹp tự nhiên nhất. Bông sen nở như đã ngự trên sập đồng chân quỳ dạ cá được trổ hình hoa sen cách điệu tuyệt đẹp và đã được đặt ngay bên cạnh ngôi chùa Đồng bằng vật liệu bê tông xây dựng đầu thế kỷ XX.

Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đây thì chùa Đồng Yên Tử chưa được liệt vào danh sách những ngôi chùa độc đáo nhất thế giới được. Chỉ khi có Quyết định số 3325/QĐ-UB ngày 29/8/2005 của UBND Quảng Ninh đã phê duyệt dự án đầu tư tôn tạo cũng như phục dựng tại chùa Đồng tại khu di tích Yên Tử, TP Uông Bí.

Non thiêng Yên Tử

Cho đến ngày 03 tháng 6 năm 2006 dưới sự chủ trì của Tiến sĩ Phật học Đại Đức Thích Thanh Quyết (Thượng Tọa Thích Thanh Quyết) cùng với Ban Quản lý Dự án chùa Đồng, bằng công đức của người dân thập phương trong và ngoài nước đã khởi lễ đúc chùa Đồng được thiết kế của kiến trúc sư Trần Quốc Tuấn – Viện Bảo Tồn Di Tích. Cho đến ngày 30 tháng 01 năm 2007 thì chùa Đồng có diện mạo như hiện nay và nó lại được nằm chính giữa hai ngôi chùa đã được xây dựng trước tạo ra được vẻ linh thiêng độc đáo.


2. Chùa đồng Yên Tử nặng bao nhiêu tấn?

Chùa Đồng mới đã được các nghệ nhân nổi tiếng đúc đồng ở Ý Yên, Nam Định thực hiện. Và ngôi chùa được đúc theo nguyên mẫu của chùa Dâu Keo (Thuận Thành, Bắc Ninh). Chùa Đồng đúc nặng 70 tấn, dài 4,6m, rộng 3,6m và chiều cao từ cột nền tới mái là 3,35m.

Nếu nhìn kỹ và có kiến thức về khảo cổ học thì người quan sát dễ dàng nhận biết được các hoa văn, họa tiết trên đầu đao, hay là trên bệ mái mang đậm phong cách đời Trần.

Chùa Đồng mang phong cách đời Trần

Chùa Đồng mang phong cách đời Trần

Tiếp theo đó thì toàn bộ xà ngang, xà dọc đều đúc hình đầu rồng thật uy nghi và độc đáo. Ấn tượng hơn khi ta thấy được bốn đầu chùa hình mái vẩy làm cho người nhìn có sự liên tưởng tựa như hình bông sen đang nở vươn lên. Ngôi chùa nặng tới 70 tấn được đục thành nhiều chi tiết khác nhau (hoa văn, họa tiết, mộng mẹo, v.v…) rồi sau đó vận chuyển và lắp đặt trực tiếp trên đỉnh Yên Tử.

Chùa Đồng được lắp đặt trực tiếp trên non Yên Tử

Chùa Đồng được lắp đặt trực tiếp trên non Yên Tử

Hẳn ai lên chùa Đồng cũng sẽ thấy được ở hai bên chùa có giá treo chuông, khánh. Sau chùa thì cũng đã được xây dựng một ngôi nhà tăng cho sư an trú lo Phật sự của chùa.

Giá treo chuông bên cạnh chùa Đồng

Giá treo chuông bên cạnh chùa Đồng

Khánh Chùa Đồng Yên Tử

Khánh Chùa Đồng Yên Tử

Lên đỉnh Yên Sơn, đi trong mây không phân biệt đâu là trời, đâu là đất, đâu là người ở nơi hòa đồng giữa trời đất và người (thiên, địa, nhân). Từ đỉnh Yên Sơn nhìn về 4 hướng là cả vùng Đông Bắc như dải lụa xanh thẳm, cảnh đẹp lạ thường.

Cảnh sắc mây trời trên đỉnh Yên Tử

Cảnh sắc mây trời trên đỉnh Yên Tử

Từ xưa cho đến nay thì chùa Đồng không những mang ý nghĩa kiến trúc mà lại có được một sự linh thiêng không ai có thể phủ nhận. Nét độc đáo của chùa Đồng khác biệt hoàn toàn với bất cứ ngôi chùa hay công trình nào được đúc trên thế giới. Độc đáo không chỉ về kiến trúc, điêu khắc với nét đẹp khỏe khoắn và pha vào đó là nét mềm mại bay bổng của người nghệ nhân gửi gắm vào đó.


3. Đến chùa Đồng cầu gì?

Theo dân gian ta lưu truyền thì chùa Đồng linh thiêng chính là một nơi có thể cầu được “sinh lực của vũ trụ” cho mọi mặt của đời sống. Và ngôi chùa cũng chính là nơi mà các tín đồ, phật tử có một niềm tin vào sự linh ứng khó lý giải này. Dân gian có câu:

“Trăm năm tích đức tu hành

Chưa đi Yên Tử chưa thành quả tu”

Sự linh thiêng, vẻ thẩm mỹ về kiến trúc đã giúp cho ngôi chùa thu hút được quảng đại quần chúng hành hương đến đây.


4. Tham khảo thêm giá vé cáp treo Yên Tử:

Cáp treo Yên Tử

Cáp treo Yên Tử

– Tuyến 1 (Chùa Giải Oan – Chùa Hoa Yên): Một chiều 200.000 đồng/người – Khứ hồi 280.000 đồng/ người

– Tuyến 2 (Chùa Một Mái – Chùa An Kỳ Sinh): Một chiều 200.000 đồng/người – Khứ hồi 280.000 đồng/người

– Chiều xuống 2 tuyến: 280.000đồng/người

– Khứ hồi 2 tuyến: 350.000đ/người

– Lên 1 chặng + xuống 2 chặng (trường hợp khách đi bộ nửa đường sau đó mua vé cáp treo nửa còn lại + xuống một mạch) giá vé là: 350.000đ/ người

Lưu ý:

– Đối tượng được miễn vé cáp treo Yên Tử:

  • Tăng ni
  • Người già trên 70 tuổi (có giấy CMND / thẻ người cao tuổi)
  • Thương binh (có thẻ thương binh)
  • Trẻ em cao dưới 1,2m

Thời gian hoạt động của Cáp treo Yên Tử:

– Mùa lễ hội: tháng 1 – tháng 3 âm lịch phục vụ từ 05:00 đến 20:00 hàng ngày.

– Thời gian còn lại: tháng 4 – tháng 12 âm lịch phục vụ từ 07:00 đến 18:00 hàng ngày.


5. Tham khảo thêm các tour Yên Tử hot nhất 2020:

  1. Tour 5N4Đ Hà Nội – Hạ Long – Du thuyền ngủ đêm – Yên Tử

  2. Tour 5N4Đ Hà Nội – Hạ Long (Ngủ Đêm Trên Du Thuyên) – Yên Tử – Hang Múa – Tràng An –  Hoa Lư

  3. Tour 6N5Đ Hà Nội – Hạ Long (Ngủ Đêm Trên Du Thuyền) – Yên Tử – Hoa Lư –  Tam Cốc – Bái Đính – Tràng An – Hà Nội

  4. Tour 6N5Đ Hà Nội – Hà Giang – Yên Tử

  5. Tour hành hương lễ phật 5N4Đ Hà Nội – Chùa Hương – Yên Tử

  6. Tour 6N5Đ Hà Nội – Cao Bằng – Yên Tử

  7. Tour 5N4Đ Hà Nội – Chùa Hương – Yên Tử – Bái Đính – Tràng An


Smile Travel hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn

Chúc bạn có một tour du lịch Yên Tử thật vui và ý nghĩa!

══════════════════════════
☢️ Chúng tôi chuyên Tour du lịch Trong Nước, Tour du lịch Nước Ngoài, cập nhật tour khởi hành hàng tháng, tour khởi hành hàng ngày, tour du thuyền Hạ Long, Dịch vụ bán vé máy bay, vé tàu hỏa, đặt phòng khách sạn, dịch vụ visa du lịch…. Mọi chi tiết xin liên hệ chúng tôi để được phục vụ ‼️
————————————————–

SMILE TRAVEL Co.,LTD
? Văn phòng GD: Số 4 Ngõ 266 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, HN.
? E-mail: info@smiletravel.com.vn ? Tel:  024.66.86.62.87
? Hotline tư vấn 24/7: 0️869 167 868
? Dịch Tour: 0865 283 168 – 0865 238 168
? Dịch Visa:  0988 989 973 – 0865 382 168
? Website: www.smiletravel.com.vn or www.tourduthuyenhalong.vn

– GPKD Lữ Hành Quốc Tế: 01-1051/TCDL-GP LHQT
– MST: 0106885169



[ad_2]

Source link