Home Thông tin du lịch Tin tức du lịch Đèo Mã Phục đẹp nổi tiếng tại Cao Bằng

Đèo Mã Phục đẹp nổi tiếng tại Cao Bằng

4

[ad_1]

Đèo Mã Phục đẹp nổi tiếng tại Cao Bằng

Giới thiệu đôi nét về đèo Mã Phục

Cao Bằng là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam. Nơi đây có nền khí hậu mát mẻ quanh năm, có rừng, núi, sông suối trải dài hùng vĩ, thiên nhiên mang nhiều nét hoang sơ. Cùng với những tháng năm lịch sử đã tạo cho vùng đất Cao Bằng những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch… Khi đến với Cao Bằng, địa điểm tham quan bạn không nên bỏ qua đó là đèo Mã Phục. Nằm cách thành phố Cao Bằng hơn 20km về phía Đông, thuộc địa phận xã Quốc Toản (Trà Lĩnh), giữa ranh giới của huyện Trà Lĩnh và Hòa An. Đèo Mã Phục với chiều dài hơn 3,5km, ở độ cao 700m so với mực nước biển. Quanh co với 7 tầng dốc uốn lượn và được mệnh danh là một trong những con đèo hiểm trở, kỳ vĩ nhất Cao Bằng. Một bên đèo là vách núi cao chót vót, một bên là vực sâu với những khe núi hẹp. Từ trên cao nhìn xuống, đường đèo trông như một sợi dây được thả rơi tự do, tạo nên những đường ngoằn nghèo không theo một quy luật nào cả.

 

Đèo Mã Phục Cao Bằng

Thời điểm lý tưởng để tới tham quan đèo Mã Phục

  • Khí hậu Cao Bằng chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa khô khéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nếu các bạn có ý định du lịch thác Bản Giốc thì nên đi vào khoảng tháng 8-9, lúc này thác nhiều nước sẽ rất đẹp. Còn lại các địa điểm bạn nên đi vào mùa khô để thuận tiện đi lại và ngắm cảnh.
  • Nếu thích đi Cao Bằng ngắm hoa, các bạn có thể đi vào tầm cuối năm khoảng tháng 11, lúc này là mùa hoa Tam Giác Mạch (tương đương với mùa hoa Tam Giác Mạch ở Hà Giang)
  • Nếu thích ngắm băng tuyết, các bạn nên đi vào mùa đông (cuối năm trước đến khoảng đầu năm sau), thời điểm này ở phía rừng Pia Oắc nhiệt độ hạ thấp nên rất có thể xảy ra hiện tượng này.

Núi Phia Oắc tuyết bao phủ kín vào mùa đông tại Cao Bằng

Phương tiện di chuyển từ Hà Nội – đèo Mã Phục

Cao Bằng có địa hình tương đối phức tạp. Hệ thống giao thông hiện nay chỉ có đường bộ, gồm bốn tuyến quốc lộ: 3, 4A, 34 và 4C trong đó có quốc lộ 3 và quốc lộ 4 đã được cải tạo, nâng cấp. Các bạn có thể tới thác Bản Giốc bằng những cách dưới đây

Phương tiện cá nhân (ô tô hoặc xe máy)

  • Đi từ Hà Nội theo hướng Quốc lộ 3 qua Thái Nguyên, Bắc Kạn. Đi đường này các bạn có thể kết hợp du lịch Thái Nguyên hoặc du lịch Bắc Kạn, đặc biệt là có thể kết hợp đi du lịch Hồ Ba Bể.
  • Đi từ Hà Nội theo hướng Quốc lộ 4 đi Lạng Sơn, kết hợp ghé qua du lịch Mẫu Sơn rồi đi theo hướng Đông Khê, Thất Khê để sang Cao Bằng.

Phương tiện công cộng

  • Nếu không muốn chạy xe máy, từ Hà Nội các bạn có thể đi xe khách giường nằm tới Cao Bằng, xe chạy hàng ngày tại bến xe Mỹ Đình và mất khoảng 8h để lên tới Tp Cao Bằng. Tại đây các bạn có thể thuê xe máy để tiếp tục khám phá Cao Bằng

Phượt Cao Bằng bằng xe máy

Những địa điểm lưu trú tại Cao Bằng

Khu vực đèo Mã Phục huyện Trà Lĩnh hiện cũng có khá nhiều người dân cung cấp dịch vụ homestay phục vụ du khách, bao gồm cả dịch vụ lưu trú và phục vụ ăn uống Sau đây Smile Travel cập nhật một số nhà nghỉ, khách sạn được đánh giá tốt để bạn tham khảo:

  • NHÀ NGHỈ Nhà nghỉ Hương Thơm
    Địa chỉ: Thị trấn Hùng Quốc, Trà Lĩnh, Cao Bằng
  • NHÀ NGHỈ Nhà Nghỉ Ngọc Long
    Địa chỉ: Thị trấn Hùng Quốc, Trà Lĩnh, Cao Bằng
  • NHÀ NGHỈ Nhà Nghỉ Quang Dũng
    Địa chỉ: Thị trấn Hùng Quốc, Trà Lĩnh, Cao Bằng
  • KHÁCH SẠN Khách sạn Thang Hen
    Địa chỉ: Hùng Quốc, Trà Lĩnh, Cao Bằng
  • NHÀ NGHỈ Nhà nghỉ Đồng Luân
    Địa chỉ: Khu 1, Thị trấn Hùng Quốc, Trà Lĩnh, Cao Bằng

Giá vé tham quan tại đèo Mã Phục

  • Không thu phí tham quan

Tìm hiểu và khám phá đèo Mã Phục

Đèo Mã Phục là điểm dừng chân đầu tiên của tuyến du lịch cụm phía Đông của Công viên địa chất UNESCO Non nước Cao Bằng. Đồng thời là tâm điểm của nhiều cung đường, từ đây có thể tỏa ra các nhánh chính của toàn tỉnh Cao Bằng. Từ điểm dừng chân này, du khách có thể tiếp tục hành trình khám phá tuyến đường đi bộ vào núi thủng Nặm Trá, hồ Thang Hen (Trà Lĩnh). Tham quan làng hương Phja Thắp, làng rèn xã Phúc Sen (Quảng Uyên). Trải nghiệm mô hình “homestay”, thưởng thức sản vật địa phương tại làng đá cổ Khuổi Ky của người Tày. Hay khám phá hệ thống hang động Ngườm Ngao (Trùng Khánh), Hang Dơi (Hạ Lang). Hoặc chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ đầy mê hoặc của thác Bản Giốc.

Khung cảnh thiên nhiên xung quanh đèo Mã Phục

Đến tham quan đèo, du khách ấn tượng bởi thấy hai bên đường là hai khối đá vôi dựng đứng chầu vào nhau như hai con ngựa nằm phủ phục. Đỉnh đèo Mà Phục bị kẹp bởi hai ngọn núi tựa như một cổng thành. Trước khi ra khỏi Thành phố đi về 5 huyện phía Đông của tỉnh gồm: Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Hạ Lang, Phục Hòa. Khung cảnh xung quanh đèo Mã Phục đẹp hút hồn, một bên là vách núi cheo leo, một bên lại là vực sâu thăm thẳm. Chính độ hiểm trở tạo nên nét kỳ thú có một không hai ở đây.

Đèo Mã Phục với 1 bên vách núi cao 1 bên vực thẳm

Đến đây, mọi người sẽ được nghe kể về huyền tích thủ lĩnh người dân tộc Nùng Trí Cao đã lãnh đạo nhân dân địa phương chống lại nhà Tống xâm lược vào thế kỷ XI. Trong một lần tuần tra biên giới trở về, đến đây gặp đèo cao quanh co, dốc đứng án ngữ trước mặt. Ngựa của Nùng Trí Cao bị khuỵu chân không thể đi tiếp được nữa. Từ đó dãy núi được đặt tên là Án Lại và con đèo được đặt tên là Mã Phục (ngựa quỳ).

Theo các chuyên gia địa chất, đèo Mã Phục là điểm di sản địa chất độc đáo. Khoảng 260 triệu năm trước, khu vực này có nhiều núi lửa hoạt động ngầm dưới biển. Dung nham núi lửa phun lên trong nước biển bị nguội đột ngột tạo thành các cầu gối xếp chồng lên nhau với nhiều kích thước và màu sắc. Tại đèo Mã Phục, chỗ tiếp xúc với đá vôi (màu trắng) có thể thấy một loại đá khác màu xanh đen hình cầu (bazan cầu gối) là minh chứng tuyệt vời cho sự tiến hóa và thay đổi của trái đất.

Đèo Mã Phục – Cao Bằng

Ở mỗi thời điểm trong ngày, đèo Mã Phục lại mang vẻ đẹp khác nhau. Dù giữa mùa hè, nhưng nếu qua đèo vào sáng sớm hay khi nắng tắt, đỉnh đèo xuất hiện màn sương mù bảng lảng, phong cảnh trở nên nguyên sơ, huyền ảo. Đến khi sương tan, trời bừng sáng, đám mây trắng nổi bật trên nền trời xanh, cảm giác mọi vật trở nên tràn đầy sức sống, gió xôn xao đem lại cảm giác mát lành. Khi nắng thảm vàng trên lá rừng, nhấp nháy theo nhịp bánh xe lăn như cô gái trẻ lúng liếng trong bộ trang phục sặc sỡ sắc màu. Cảnh sắc đèo với những vẻ đẹp khác nhau là điểm dừng chân lý tưởng của du khách khi chinh phục cung đường dài hơn 3 km của đèo Mã Phục.

Đèo Mã Phục với cảnh sắc tuyệt đẹp khi mùa lúa chín

Đèo Mã Phục Cao Bằng rộng và thoáng đãng. Có những đoạn dù nhìn bên phải hay bên trái, bạn cũng đều thấy bức tranh nơi đây cực kỳ bình yên, êm ả. Những dãy núi trập trùng, những cánh đồng xanh mướt hay bản làng nhỏ đều góp phần tạo nên vẻ đẹp rất riêng của miền núi Đông Bắc.

Chợ phiên trên đỉnh đèo Mã Phục

Có lẽ, không một con đèo nào lại đặc biệt như đèo Mã Phục, nơi có những phiên chợ họp ngay trên đỉnh đèo. Cứ 5 ngày một phiên vào mùng 3, 8, 13, 18, 23, 28 hàng tháng. Những người Nùng, Tày, Dao từ các bản làng xa xôi lại vượt núi, gánh hàng lên họp mặt, từ hạt dẻ Trùng Khánh, dao cuốc xẻng Quảng Uyên… Một đặc sản nổi bật tại phiên chợ đó chính là thịt bò, luôn được du khách yêu thích lựa chọn mua về làm quà. Những chàng trai cô gái được dịp hát Sli trong sương bay…Là một nét đẹp mà du khách không nên bỏ lỡ khi đến với đèo Mã Phục.

Chợ phiên dặc sắc tại đỉnh đèo Mã Phục

Đặc sản không nên bỏ lỡ tại Cao Bằng

Bánh coóng phù (Bánh trôi)

Coóng phù được làm từ gạo nếp ngon lẫn một ít gạo tẻ. Nhân bánh là lạc rang giã nhỏ, có thể trộn thêm đường và hạt vừng. Những viên coóng phù thường có màu trắng tinh, nhiều người trộn bột với gấc hoặc ngâm gạo với lá cẩm, lá dứa để tạo thêm màu sắc mới lạ, vị và mùi thơm khác nhau. Hoàn toàn không có chất tạo màu tạo mùi hóa học.

Bánh Coóng Phù

Bánh cuốn

Bánh cuốn không là món ăn xa lạ với người miền Bắc nhưng người dân Cao Bằng có cách ‘thưởng’ bánh rất riêng, độc đáo so với tất cả các vùng miền khác. Bánh cuốn Cao Bằng đặc biệt nhất ở nước dùng. Không như người Hà Nội, Hà Nam chấm bánh vào nước mắm gia giảm chua ngọt, người Cao Bằng nhúng bánh cuốn trong thứ nước dùng ninh từ xương ngọt ngào.Khi ăn, thực khách cảm nhận vị ngọt xương hầm hòa quyện với hương vị hành, vị thơm của thịt phi hành, vị dai của bánh trong nước dùng. Nhiều du khách phương xa lần đầu tiên ăn bánh cuốn với canh cảm thấy thật lạ lẫm nhưng khi thưởng thức ai cũng khen ngon bởi vị đậm đà, tinh tế khác xa so với nơi khác.

Bánh cuốn Cao Bằng

Bánh trứng kiến (Pẻng Rày)

Nguyên liệu chính để làm nên món bánh này chính là trứng non của kiến làm nhân bánh, bột nếp nương và lá non của cây vả bọc bên ngoài. Loại bánh này thường chỉ được làm vào khoảng thời gian nhất định cuối tháng 4 và tháng 5 hằng năm bởi đây là thời gian sinh trưởng mạnh nhất của loài kiến đen rừng.

Bánh trứng kiến

Phở chua

Phở chua là đặc sản của vùng đất Cao Bằng với nhiều gia vị, thành phần như: thịt ba chỉ rán giòn màu vàng sậm đẹp mắt, khoai tầu (củ to, bở và ngọt chỉ có ở tỉnh Bắc Cạn và Cao Bằng) được cắt sợi chiên giòn, gan lợn cắt mỏng, dạ dày lợn được làm sạch sau đó luộc qua rồi mới đem rán, thịt vịt quay béo tròn, trong bụng tẩm ướp các loại gia vị và đặc biệt không thể thiếu hương vị của lá móc mật. Bánh phở Cao Bằng thơm, dai, khó lẫn với những địa phương khác vì được làm từ gạo Cao Bằng ngọt mà dẻo. Ngoài các nguyên liệu trên, phở chua còn ăn kèm với đậu phộng, rau thơm, húng, mùi, dưa chuột cắt mỏng.

Phở chua đặc sản Cao Bằng

Một số loại đặc sản bạn nên thưởng thức như: Bánh áp chao, Vịt quay 7 vị, Lợn sữa quay, Bò gác bếp, Xôi trám Cao Bằng, cá chiên sông Gâm, quả mắc mật,….

Tham khảo một số tour du lịch Cao Bằng xuất phát từ Hà Nội

Smile Travel hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn.

Chúc các bạn có một chuyến trải nghiệm đèo Mã Phục thật vui vẻ và ý nghĩa!

SMILE TRAVEL Co.,LTD
? Văn phòng GD: Số 4 Ngõ 266 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, HN.
? E-mail: info@smiletravel.com.vn ? Tel:  024.66.86.62.87
? Hotline tư vấn 24/7: 0️869 167 868
? Dịch Tour: 0865 283 168 – 0865 238 168
? Dịch Visa:  0988 989 973 – 0865 382 168
? Website: www.smiletravel.com.vn or www.tourduthuyenhalong.vn

[ad_2]

Source link