[ad_1]
Danh thắng chùa Yên Tử Quảng Ninh nổi tiếng là miền đất Phật mà mỗi người đều lên đến một lần trong đời, trèo lên non thiêng Yên Tử tìm lại sự thanh tịnh cho tâm hồn giữa mây trời đại ngàn Đông Bắc. Yên Tử là ngôi chùa nổi tiếng ở Quảng Ninh thu hút rất đông du khách mỗi năm về đây vãn cảnh, chiêm bái.
Dân gian có câu “Trăm năm tích đức tu hành/ Chưa lên Yên Tử chưa thành quả tu”. Đỉnh thiêng Yên Tử nổi tiếng gắn liền với sự hình thành và tầm ảnh hưởng sâu sắc của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử với những điểm tham quan nổi tiếng như chùa Giải Oan – nơi cung nữ, phi tần vua Trần Nhân Tông trầm mình tự vẫn hay chùa Hoa Yên – ngôi chùa lớn nhất ở Yên Tử được chọn làm nơi giảng dạy kinh Phật. Vậy bạn đã biết những điều kiêng kị khi đi Yên Tử hay chưa?
Hãy cùng Smile Travel bỏ túi những kinh nghiệm khi hành hương Yên Tử nhé!
1. Cách sắp lễ đi chùa Yên Tử
Yên Tử là nơi thờ Phật, du khách lưu ý khi chọn lễ: chỉ nên chọn lễ ngọt, chay tịnh như hoa quả, bánh kẹo, xôi oản… tuyệt đối không mang lễ mặn, sống vào Yên Tử. Nếu mang hoa thì nên chọn các loài hoa như huệ, cúc, sen, mẫu đơn… không chọn các loại hoa dại.
Khi sắp lễ không để vàng tiền âm phủ lẫn tiền thật vào mâm lễ trên ban thờ Phật. Ở đình đền có thể để tiền âm phủ nhưng không để tiền thật.
Nếu ăn uống, hưởng lộc tại chùa nên công đức dù ít hay nhiều, để tiền vào hòm công đức.
2. Những hành động không nên làm khi đi chùa Yên Tử
Bước vào nhà chính của chùa là nên bước vào từ cửa bên, không bước vào cửa chính giữa, đồng thời không dẫm lên bậu cửa mà phải bước qua bậu cửa. Bỏ những vật dụng như mũ, gậy gộc, áo, túi, giầy, dép… ngoài ban Tam Bảo và Phật đường để tránh điều kiêng kị, chỉ nên mang đồ lễ vào chiêm bái.
Khi đi lễ chùa, bạn nên thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài, hạn chế thắp hương bên trong chùa. Chỉ cắm 1 nén hương vào bát hương, nếu bát hương có hương rồi không cần cắm tiếp. Người đi chùa không cắm hương tùy tiện vào tay tượng, gốc cây, hay đồ lễ…
Không đứng lễ hoặc quỳ chính giữa Phật đường lễ Phật vì đó là vị trí tối cao của trụ trì, chỉ đứng lễ hoặc quỳ chếch sang bên một chút. Không đi cắt ngang trước mặt những người đang quỳ lạy. Không quỳ đằng sau người đang đứng.
Vào Phật đường hay Tam Bảo không nên nhai trầu, hút thuốc.
3. Lưu ý khi lấy lộc tại chùa Yên Tử
– Không lấy cành lộc đặt lên ban thờ vì cành lộc chứa nhiều trường khí âm, bất lợi cho thần linh, gia tiên. Có thể lấy lộc chùa như diêm, bánh kẹo… nhưng tuyệt đối không đặt lên ban thờ.
– Bùa, phù chú… trừ khi có hướng dẫn của thầy pháp mới lên đặt trong nhà hay dán ở vị trí cố định, không tự ý mang về nhà, đặt vào ví hay mang theo người.
4. Đi chùa Yên Tử cần chuẩn bị những vật dụng gì?
Trang phục Nên chọn bộ quần áo thoải mái thích hợp cho vận động vì hành trình lên non thiêng xem chùa Yên Tử khá vất vả, những ai đi bộ càng cần chú ý vì đoạn đường núi dài 6 km là thử thách với sức khỏe. Nếu đi vào mùa xuân hoặc đông nên mang theo áo khoác vì càng lên cao càng lạnh.
Giày nên chọn những đôi giày bền, chuyên dụng như giày leo núi,giày thể thao.Du khách cũng có thể chọn gửi giày dưới chân núi để thuê dép lên chùa. Không nên đi giày mềm, xăng đan, cao gót vì rất dễ hỏng, rách…
Thức ăn nhẹ Du khách nên chuẩn bị nước uống (2 chai nước lọc 500 ml/1 người) là đủ và thức ăn (nếu đi qua trưa). Trên đỉnh Yên Tử cũng có các hàng quán bày bán những khá đắt.
Vật dụng khi đi leo núi Yên Tử gậy chống (có thể mua dưới chân núi Yên Tử, không mang được khi vào cáp treo), mũ, nón…
5. Các điểm tham quan ở Yên Tử
Suối Giải Oan: với một cây cầu đá xanh nối hai bờ suối. Cầu dài 10m, có kiến trúc không cầu kì nhưng toát lên vẻ đẹp cổ kính, vững chãi.
Chùa Trình/ đền Trình: đây là điểm tham quan đầu tiên trước khi lên Yên Tử
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử: nơi để tu học của các nhà sư và cư sĩ. Giống như trường đại học, đây không phải nơi thờ cúng nhưng bạn có thể ghé vào tham quan trước khi leo núi.
Cầu Giải Oan, chùa Giải Oan: nơi thờ các cung nữ, phi tần của vua Trần Nhân Tông. Các phi tần và cung nữ này vì quá yêu mến nhà vua, muốn lên núi cầu xin vua trở lại triều đình nhưng không được, nên các cung nữ cùng các phi tần đã đằm mình xuống suối tự vẫn.
Tháp Huệ Quang: nơi cất giữ một phần xá lị của vua Trần Nhân Tông, phần còn lại được thờ ở khu đền Trần tại Nam Định.
Chùa Hoa Yên: chùa trung tâm, lớn nhất khu di tích Yên Tử. Khi xưa chùa Hoa Yên là nơi Phật Hoàng giảng đạo.
Chùa Một Mái: nơi thờ Phật Quán Thế Âm, ngôi chùa tuy nhỏ nhưng rất độc đáo bởi chùa là nơi duy nhất của Yên Tử ngày nay vẫn giữ nguyên hệ thống tượng thờ và đồ thờ trong chùa toàn bằng đá trắng có niên đại cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn.
Chùa Bảo Sái: nơi Phật Hoàng nhập niết bàn
Chùa Vân Tiêu: nơi tu luyện của các vị tăng sỹ
An Kỳ Sinh và tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông: bức tượng của một vị tu sĩ hóa đá và bức tượng Phật Hoàng bằng đồng rất lớn. Công trình nhằm để tôn vinh những công đức của Đức Vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông đối với dân tộc và đạo pháp.
Chùa Đồng: toạ lạc trên đỉnh Non thiêng Yên Tử ở độ cao 1.068m so với mặt nước biển. Chùa Đồng được đúc bằng đồng nguyên chất nặng trên 70 tấn, chiều dài 4,6m, chiều rộng 3,6m, chiều cao 3,35m, hình dáng Chùa như một Đài sen, trong Chùa thờ tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Tam Tổ Trúc Lâm.
SMILE TRAVEL Co.,LTD
? Văn phòng GD: Số 4 Ngõ 266 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, HN.
? E-mail: info@smiletravel.com.vn | ? Tel: 024.66.86.62.87
? Hotline tư vấn 24/7: 0️869 167 868
? Dịch Tour: 0865 283 168 – 0865 238 168
? Dịch Visa: 0988 989 973 – 0865 382 168
? Website: www.smiletravel.com.vn or www.tourduthuyenhalong.vn
[ad_2]
Source link