[ad_1]
CÁCH SẮM LỄ KHI ĐI LỄ CHÙA YÊN TỬ
Phong tục sắm lễ đi chùa đầu năm và ngày thường là một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp lâu đời của dân tộc ta xuất phát từ tấm lòng thành kính dâng lên Phật. Do đó đi lễ chùa mỗi dịp Tết đến xuân về đã trở thành một hoạt động quen thuộc của người dân Việt từ xưa đến nay.
Không chỉ đến chùa để cầu xin được bình an, sức khỏe, tài lộc hay chuyện làm ăn thuận lợi mà còn để hòa mình vào chốn tâm linh giúp tinh thần được thanh tịnh và thoải mái nhất. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết về phong tục đi lễ chùa đầu năm cầu may hay đi chùa lễ Phật ngày thường như thế nào đúng đắn nhất.
Để biết được thông tin hữu ích về đi lễ chùa đúng cách như đi chùa khấn như thế nào, đi chùa nên mặc gì, những lưu ý khi đi chùa,….hãy cùng Smile Travel tìm hiểu bài viết dưới đây.
1. Cách sắm đồ lễ khi chùa Yên Tử
Lễ chùa Yên Tử nên sắp lễ chay như: hương, hoa tươi, quả chín không dập nát, oản, xôi, chè, bánh kẹo…
– Hoa tươi lễ phật thường dùng là: Hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.
– Nếu đặt lễ mặn không nên đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Việc sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả… chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ mà thôi.
Khi chuẩn bị đi lễ chùa Yên Tử cần lưu ý: Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa, Nếu có chuẩn bị sắm sửa lễ này thì chỉ nên đặt ở bàn thờ thần linh hay Thánh Mẫu, Đức Ông. Ngay cả tiền thật khi chuẩn bị thì bạn cũng không nên đặt ở hương án nơi chính điện. Số tiền này nên bỏ vào hòm công đức tại chùa.
2. Đi lễ chùa Yên Tử vào thời gian nào?
Hằng năm, Lễ hội Yên Tử thường khai hội vào ngày 10/01 (Âm lịch) và kéo dài trong suốt 3 tháng mùa xuân sau nghi lễ chính được tổ chức dưới chân núi, khoảng thời gian 3 tháng sau này sẽ là cuộc hành hương của hàng vạn người đến với non thiêng Yên Tử.
– Nếu bạn muốn trẩy hội xuân tại Yên Tử và không ngại cảnh vất vả chen lấn, đông đúc thì bạn có thể đến Yên Tử vào khoảng thời gian từ 10/01 (Âm lịch) luôn. Nhưng nên nhớ rằng đây là mùa hành hương của nhiều người từ các nơi đổ về nên nếu đi cùng trẻ nhỏ hay người lớn tuổi thì nên tránh khoảng thời gian này ra nhé.
– Còn khoảng thời gian 3 tháng sau đó thời tiết tương đối mát mẻ, khô ráo thuận lợi cho các hoạt động viếng chùa, hành hương và lượng người đổ về Yên Tử cũng bớt đi nhiều so với tháng Giêng rồi.
– Còn nếu bạn chỉ đơn giản muốn đi tham quan và tìm hiểu Yên Tử một cách đơn thuần thôi thì bất kì thời điểm nào bạn cũng có thể du lịch Yên Tử cả tuy nhiên vẫn phải chú ý đến các tin tức thời tiết để tránh những lúc có bão và thời tiết trở lạnh, nhiều sương nhé.
– Trước ngày dâng hương lễ Phật ở chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện…
3. Một số nguyên tắc khi đi lễ chùa Yên Tử:
– Trang phục: Khi vào chùa cần mặc quần áo dài, kín cổ, đi khẽ. Tránh mặc áo ngắn tay, áo sát nách, áo may ô, quần short, váy ngắn… Đối với Phật tử thì phải mặc áo lễ khi đến điện thờ Phật trong chùa.
– Ra, vào: Khi đi qua cổng tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này. Sau đó, du khách có thể gặp sư trụ trì, sở dĩ là vì Chùa do sư trụ trì cai quản, có sư, tăng ni, chùa mới được giữ gìn và Đạo Phật mới được truyền lưu nên khi vào chùa phải theo lệ. Khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chếch sang một bên.
– Xưng hô: Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch thầy,… và xưng mình là con. Xưng hô như vậy tức là nhìn thấy tăng mà tưởng nhớ thầy Thích Ca Mâu Ni, mình xưng hô như vậy là đang xưng hô với Đức Thích Ca. Nếu nhà sư đó là thầy hướng dẫn mình tu tập thì xưng hô là thầy thì ngoài ý nghĩa trên còn mang nghĩa là thầy dạy học đạo. Khi thưa gửi gì với nhà sư thì đều chắp tay hình búp sen.
4. Các bước hành lễ khi đi chùa Yên Tử:
– Đặt lễ vật: thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông trước.
– Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.
– Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.
– Lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).
– Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.
5. Tham Khảo Thêm Các Món Ăn Đặc Sản Ở Yên Tử Tại Đây
6. Tham Khảo Thêm Các Tour Yên Tử Hot Nhất 2020:
-
Tour 5N4Đ Hà Nội – Hạ Long (Ngủ Đêm Trên Du Thuyên) – Yên Tử – Hang Múa – Tràng An – Hoa Lư
-
Tour 5N4Đ Hà Nội – Chùa Hương – Yên Tử – Bái Đính – Tràng An
Smile Travel hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn
Chúc bạn có một tour du lịch Yên Tử thật vui và ý nghĩa!
══════════════════════════
☢️ Chúng tôi chuyên Tour du lịch Trong Nước, Tour du lịch Nước Ngoài, cập nhật tour khởi hành hàng tháng, tour khởi hành hàng ngày, tour du thuyền Hạ Long, Dịch vụ bán vé máy bay, vé tàu hỏa, đặt phòng khách sạn, dịch vụ visa du lịch…. Mọi chi tiết xin liên hệ chúng tôi để được phục vụ ‼️
————————————————–
SMILE TRAVEL Co.,LTD
? Văn phòng GD: Số 4 Ngõ 266 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, HN.
? E-mail: info@smiletravel.com.vn | ? Tel: 024.66.86.62.87
? Hotline tư vấn 24/7: 0️869 167 868
? Dịch Tour: 0865 283 168 – 0865 238 168
? Dịch Visa: 0988 989 973 – 0865 382 168
? Website: www.smiletravel.com.vn or www.tourduthuyenhalong.vn
– GPKD Lữ Hành Quốc Tế: 01-1051/TCDL-GP LHQT
– MST: 0106885169
[ad_2]
Source link